Mục tiêu: Trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới và tư vấn xây dựng của ngành GTVT ở khu vực phía Nam.
Phòng Thí nghiệm LAS-XD78 với các chỉ tiêu thí nghiệm nổi bật nhất của đơn vị:
1. Các chỉ tiêu thí nghiệm nổi bật nhất của đơn vị:
Chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường đặc, lỏng, nhựa đường polyme
Xác định hàm lượng Paraphin
Xác định độ nhớt động lực
Xác định độ nhớt Brookfield
2.Chỉ tiêu cơ lý của nhũ tương nhựa đường axit
Xác định độ nhớt Saybolt Furol
Xác định điện tích hạt
Xác định độ khử nhũ
Xác định hàm lượng nhựa, dầu
3.Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa, bê tông xi măng
4.Chỉ tiêu cơ lý của vải địa kỹ thuật và bấc thấm
Xác định cường độ kéo đứt, kéo giật, xé rách và độ giãn dài
Xác định cường độ kháng xuyên CBR
Xác định cường độ đâm thủng
Xác định hệ số thấm
5.Chỉ tiêu cơ lý của màng chống thấm
Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn dài
Xác định cường độ chịu xé rách
Xác định độ bền chọc thủng động
6.Xác định cường độ mặt đường bê tông nhựa bằng phương pháp đo môđun đàn hồi bằng cần đo độ võng Benkenman
7. Xác định sức chịu tải CBR
8. Xác định sức chịu tải của cọc bằng phương pháp biến dạng lớn (PDA)
9. Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông trong cọc khoan nhồi
Kết quả nghiên cứu nổi bật
1. Nghiên cứu thiết kế, lập dây chuyền công nghệ và chỉ đạo thi công dầm BTCT ứng suất trước nhịp L=33m đã được Bộ GTVT cho phép sản xuất hàng loạt ở Nhà máy bê tông 620 Châu Thới (Cienco6), đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích tại Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
2. Tác giả công trình “Mát tích cho đường băng sân bay và đường ô tô bằng vật liệu trong nước”, đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích số HI-0164-24-04-95 đã áp dụng cho đường hạ cất cánh 25R – Tân Sơn Nhất.
3. Chủ trì Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Các giải pháp công nghệ phát triển giao thông vận tải đồng bằng sông Cửu Long”- Mã số KHCN 10 -08. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá đạt loại xuất sắc. Kết quả của Đề tài đã đưa ra được những giải pháp thiết thực để góp phần phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn, đường thủy của đồng bằng sông Cửu Long.
4. Chủ trì Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu lựa chọn kết cấu hợp lý cho các công trình cầu xây dựng trong vùng đất yếu đồng bằng sông Cửu Long” – Mã số DT103013
5. Chủ trì biên soạn chuyển đổi 2 tiêu chuẩn 22TCN319-04 “Nhựa đường Polime-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm”; tiêu chuẩn 22TCN346-06 “Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát”.
Kết quả chuyển giao công nghệ - Tổng kết đánh giá vật liệu mới và Công nghệ mới
1. Hoàn thành báo cáo chuyển giao công nghệ thi công, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng cầu Sài Gòn bằng các quy trình của Bộ GTVT nghiệm thu để chuyển giao cho TP Hồ Chí Minh, quy trình kiểm tra duy tu bảo dưỡng cầu.
2. Nghiên cứu thiết kế và kiểm tra chất lượng sản xuất cọc ống ly tâm phi 100 cm đưa vào ứng dụng thành công trong thi công cầu Gò Dầu (Tây Ninh)
3. Nghiên cứu thành công 5 phương án gia cố cầu Eiffel, và đã áp dụng vào gia cố cầu Trần Hưng Đạo tỉnh Tiền Giang, cầu Cần Đước tỉnh Long An cho kết quả tốt
4. Hoàn thành thiết kế và công nghệ thi công một số dạng nhịp cầu giao thông nông thôn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (cầu BTCT, dầm thép bê tông liên hợp, dầm thép, nhịp dây văng tải nhỏ)
5. Thiết kế một số dạng dầm cầu BTCT dự ứng lực cho giao thông nông thôn và đã úng dụng được hơn một trăm cầu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
6. Phối hợp với Sở KHCN và Môi trường tỉnh Đồng Tháp thi công 2 km đường giao thông nông thôn đất gia cố vôi, mặt phủ mỏng nhũ tương + đá mi.
7. Nghiên cứu áp dụng công nghệ tin học cho công tác thiết kế móng cầu, mố trụ cầu và hàng
Theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ số A-879 ngày 11/11/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ, lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của Phân viện Khoa học Công nghệ GTVT phía Nam gồm
Theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ số A-879 ngày 11/11/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ, lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của Phân viện Khoa học Công nghệ GTVT phía Nam gồm:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông vận tải.
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu mới, cấu kiện xây dựng công trình, máy móc thiết bị trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong xây dựng công trình, thí nghiệm và môi trường. Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong ngành giao thông vận tải và ngành khác có liên quan.
- Dịch vụ KH&CN: Tư vấn công trình xây dựng (khảo sát, qui hoạch, thiết kế, lập và quản lý dự án đầu tư, đấu thầu, chứng nhận sự an toàn chịu lực và phù hợp chất lượng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công, thí nghiệm vật liệu, kiểm định chất lượng, đánh giá kết cấu và tác động môi trường); Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực giám sát, thí nghiệm, kỹ thuật nghiệp vụ; Tập huấn về qui trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và thi công công trình.
- Hợp tác và liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Phân viện.
Chi tiết về Phân Viện Khoa học và Công nghệ GTVT phía Nam
Đặng Văn Thông Viện trưởng giai đoạn 1956-1974 |
Võ Thới Trung Viện trưởng giai đoạn 1974-1976 |
GS.TS. Phạm Hữu Phức Viện trưởng giai đoạn 1976-1984 |
PGS.TS. Phan Vị Thủy Viện trưởng giai đoạn 1984-1993 |
PGS.TS. Nguyễn Văn Lạp Viện trưởng giai đoạn 1993-1995 |
GS.TS. Nguyễn Xuân Đào Viện trưởng giai đoạn 1995-2002 |
ThS. Đỗ Hữu Trí Viện trưởng giai đoạn 2002-2005 |
ThS. Nguyễn Hoàng Huyến Viện trưởng giai đoạn 2005-2007 |
PGS.TS. Đặng Gia Nải Phó Viện trưởng phụ trách giai đoạn 2007-2008 |
PGS.TS. Doãn Minh Tâm Viện trưởng giai đoạn 2008-2012 |
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang Viện trưởng giai đoạn 2012-6/2022 |
TS.Nguyễn Văn Thành Q.Viện trưởng giai đoạn 7/2022-5/2024 |
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện