Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến cho đề tài “Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá, cây trôi phục vụ tính toán thiết kế bảo vệ công trình giao thông”; CNĐT: TS. Lê Hồng Lượng.

Thứ ba - 05/09/2023 13:00. Xem: 197
Ngày 29/8/2023, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến cho đề tài “Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá, cây trôi phục vụ tính toán thiết kế bảo vệ công trình giao thông”; CNĐT: TS. Lê Hồng Lượng.
Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến cho đề tài “Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá, cây trôi phục vụ tính toán thiết kế bảo vệ công trình giao thông”; CNĐT: TS. Lê Hồng Lượng.

Mục tiêu của đề tài: Hiểu và làm rõ hơn khả năng chống chịu của công trình đường bộ dưới tác động của dòng lũ bùn đá cây trôi, thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá cây trôi, xây dựng dự thảo hướng dẫn xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá cây trôi phục vụ trong việc thiết kế công trình giao thông đường bộ.

 

Tính cần thiết của đề tài: Lũ bùn đá, cây trôi là một dạng lũ mang theo nhiều vật rắn, xảy ra phổ biến ở khu vực miền núi và được hình thành do mưa với cường độ cao, xảy ra trong thời gian ngắn, sinh dòng chảy mặt tập trung cao và nhanh, cuốn theo bùn, đá, thực vật.  Lũ bùn đá cây trôi thường có sức tàn phá rất mạnh, gấp nhiều lần so với lũ quét thông thường và gây thiệt hại lớn về người, tài sản cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Lũ bùn đá cây trôi xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là các lưu vực sông suối khu vực miền núi. Nghiên cứu về lũ bùn đá cây trôi được các nhà khoa học và chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai khác nhau, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản; trong đó có lũ bùn đá cây trôi. Theo thống kê trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, lũ bùn đá cây trôi. Hai khu vực thường xuyên xảy ra các thiên tai lũ bùn đá cây trôi là vùng núi phía Bắc và Trung Bộ. Thời gian xảy ra lũ bùn đá cây trôi thường xảy ra trong khoảng tháng 5-10 khi có các trận mưa rào với lưu lượng lớn, cường độ cao; thường chỉ trong 2-3 giờ đến 5-6 giờ hoặc có thể lên đến 10-12 giờ khi đất đá chuyển sang chảy dẻo và hình thành dòng lũ bùn đá. Lũ bùn đá cuốn theo các vật liệu bùn, đất đá, cây cối, ... phá hủy tất cả các công trình, nhà cửa và đường dân sinh trên đường đi của lũ bùn đá.

Ở nước ta các nghiên cứu về tác động của dòng lũ bùn đá đến công trình giao thông, các thông số lũ bùn đá cây trôi chưa nhiều; ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn còn khá hạn chế. Kết quả nổi bật tính cho đến nay chủ yếu là các bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất với tỷ lệ nhỏ, chủ yếu dùng cho việc quy hoạch phòng chống thiên tai. Các tiêu chuẩn về thiết kế cầu cống hay tính toán thủy văn như: tiêu chuẩn 22TCN 18-79, TCVN 11823-2017 về thiết kế cầu đường bộ, tiêu chuẩn TCVN 9845:2013 về tính toán dòng chảy lũ, … chưa đề cập đề cập cụ thể tính toán trong trường hợp có lũ bùn đá.

Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ, hiểu và làm rõ hơn khả năng chống chịu của công trình đường bộ dưới tác động của dòng lũ bùn đá cây trôi, thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá cây trôi, xây dựng dự thảo hướng dẫn xác định một số thông số kỹ thuật của dòng lũ bùn đá cây trôi phục vụ trong việc thiết kế công trình giao thông đường bộ.

Tại hội thảo, nhóm thực hiện đề tài đã tiếp thu các ý kiến của các thành viên tham dự để tiếp tục hoàn thiện nội dung đề tài.

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây