Sử dụng bê tông đóng rắn nhanh cho phép rút ngắn thời gian thi công sửa chữa từ đó tăng hiệu quả kinh tế hoặc giải quyết được nhu cầu cấp thiết về tiến độ sửa chữa, đáp ứng được một số yêu cầu trong thực tiễn.
Trong sửa chữa công trình giao thông, bê tông rắn nhanh được ứng dụng nhiều do đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thi công. Các công trình ứng dụng phổ biến là phục hồi lại mặt đường giao thông, bản mặt cầu, sửa chữa cải tạo đường băng sân bay, mặt đường cầu cảng…
Do đặc thù của công trình giao thông, bê tông sửa chữa ngoài đạt khả năng chịu nén, bê tông còn phải đạt các tính năng khác như: Khả năng chịu kéo khi uốn cao; Khả năng chịu mài mòn tốt; Mô đun phá hủy cao; Khả năng bám dính tốt (dùng cho sửa chữa); Khả năng co ngót thấp hoặc không co; Có khả năng chống ăn mòn cao, chống thấm, chống ăn mòn.
Từ những yêu cầu đó, cần phải nghiên cứu chế tạo bê tông xi măng rắn nhanh đạt các yêu cầu trên để có thể áp dụng trong thực tế sửa chữa nhanh công trình giao thông ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng tổ hợp các loại phụ gia có sẵn trên thị trường để chế tạo bê tông đóng rắn nhanh cường độ 50 Mpa nhằm giảm giá thành phục vụ sửa chữa công trình giao thông.
Ngày 31/7/2019, Viện Khoa học và công nghệ GTVT đã tổ chức Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài Mã số: DT184005 do ThS. Phạm Đức Hiếu chủ nhiệm. Chủ trì cuộc họp TS. Nguyễn Văn Thành cùng các thành viên Hội đồng theo Quyết định của Viện Trưởng Viện KH&CN GTVT, chủ nhiệm đề tài, nhóm nghiên cứu.
Tại cuộc họp, chủ nhiệm đề tài đã báo cáo các nội dung nghiên cứu:
1- Tổng quan
2- Nghiên cứu lựa chọn tổ hợp phụ gia chế tạo bê tông xi măng rắn nhanh
3- Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo bê tông xi măng rắn nhanh trong phòng thí nghiệm
4- Nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm bê tông xi măng rắn nhanh trong sửa chữa mặt đường bê tông xi măng, đường băng sân bay, làm lớp đệm gối cầu, khe co giãn và đánh giá hiệu quả kinh tế
5- Quy trình thi công bê tông rắn nhanh sửa chữa công trình giao thông
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã thống nhất thông qua kết quả nghiên cứu, yêu cầu chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa theo các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu và làm thủ tục nghiệm thu cấp cao hơn.
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số 96-NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện