Bàn giải pháp kết cấu và công nghệ mặt đường Asphalt đáp ứng yêu cầu phát triển GTVT bền vững

Thứ tư - 19/12/2018 12:00. Xem: 139
 Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế năm 2017, Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa tổ chức Hội thảo về các giải pháp kết cấu và công nghệ mặt đường asphalt đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam lần thứ 2 nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp để khắc phục các hạn chế hư hỏng, nâng cao chất lượng các tuyến đường bộ để phục vụ khai thác vận tải an toàn thông suốt.    

 

Toàn cảnh Hội thảo

Tới dự Hội thảo, về phía Bộ GTVT có TS. Lê Văn Dương - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN; về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có GS.TS Nguyễn Việt Bắc- Chủ nhiệm Chương trình KC-02; về phía Trung tâm công nghệ asphalt Quốc gia Hoa Kỳ- Trường Đại học Auburn có GS.TS. Trần Hoài Nam - Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ Asphalt Quốc gia - Trường Đại học Auburn Hoa Kỳ; về phía các doanh nghiệp có Mr. Kapilan, AP Asphalt Zone Technical Advisor - ExxonMobil Asia Pacific Private Limited, Mr. Andy Welch - International Business Manager - Maxam Equipment, Inc, Mr. Xavier GUYOT - Technical Director - Colas Asia - Pacific, Ông Nguyễn Văn Cương - Đại diện hãng Control IPP tại Việt Nam, Ông Đỗ Mạnh Cường - Phó GĐ công ty Hạ tầng Fecon, Ông Đinh Việt Hải, Trưởng phòng sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật Công ty Nhựa đường Petrolimex, Ông Cao Dương Tùng - Giám đốc kinh doanh Công ty cung ứng nhựa đường ADCo.

Về phía Trường Đại học Công nghệ GTVT có PGS.TS. Đào Văn Đông - Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường, PGS.TS. Vũ Ngọc Khiêm - Phó Hiệu trưởng; tham dự hội thảo còn có các đại biểu đại diện Tổng cục, Cục, Vụ trong ngành GTVT; các GS, PGS, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị tư vấn và đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các đồng chí lãnh đạo đại diện Khoa Công trình, lãnh đạo các bộ môn, các giảng viên, các nhà khoa học trẻ và sinh viên Nhà trường.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đào Văn Đông - Hiệu trưởng Nhà trường nhiệt liệt chào đón các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan trong và ngoài Ngành GTVT, các vị khách quốc tế đã đến tham dự Hội thảo. PGS cho biết tiếp nối từ thành công của Hội thảo quốc tế năm 2017, Hội thảo lần này tiếp tục nhận được các báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên từ các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài nước như Trường Đại học Auburn Hoa Kỳ; Trường Đại học Công nghệ GTVT, Trường Đại học GTVT, Viện khoa học công nghệ giao thông Pháp (IFSTTAR).

Đặc biệt năm nay có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phát triển các công nghệ mới, vật liệu mới từ các nước phát triển như tập đoàn ExxolMobil - Hoa Kỳ; Tập đoàn Maxam - Hoa Kỳ; Tập đoàn JALUX - Nhật Bản; Tập đoàn Colas - Pháp. Qua hội thảo này, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý trong và ngoài nước cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp kết cấu và công nghệ mặt đường asphalt trên thế giới và Việt Nam để từ đó phân tích, lựa chọn đề xuất những công nghệ, giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, giá thành hợp lý, thân thiện với môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho Ngành GTVT Việt Nam.

Cũng tại Hội thảo, PGS trân trọng gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp, các đối tác của Nhà trường đã và đang cộng tác, hợp tác hiệu quả, sâu rộng với nhà trường trên mọi phương diện hoạt động công tác, đặc biệt cám ơn các nhà tài trợ gồm: Tập đoàn ExxonMobil nhà cung cấp nhựa hàng đầu của Mỹ; công ty SISC cung cấp các thiết bị thí nghiệm về bitumen-asphalt; công ty Fecon, công ty Petrolimex, công ty ADCo và công ty thiết bị Maxam Hoa kỳ đã tài trợ cho Hội thảo lần này.

Ban Tổ chúc chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Hội thảo

Phần nội dung Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đã trình bày về tính bền vững của mặt đường asphalt, sử dụng phân tích chi phí vòng đời để đánh giá lợi ích của việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hỗn hợp bê tông nhựa ấm sử dụng bitum bọt, thực nghiệm đánh giá ứng xử lún vệt hằn bánh xe và ứng xử nứt của hỗn hợp bê tông asphalt ấm sử dụng vật liệu tái chế mặt đường asphalt và phụ gia Sasobit, thiết kế kết cấu mặt đường bền vững theo mô hình Pháp, nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm hình thái của chất kết dính nhựa đường - lưu huỳnh sử dụng kỹ thuật chuyển đổi phổ hồng ngoại Fourier (FTIR) và kính hiển vi điện từ quét (SEM), nghiên cứu ảnh hướng của hàm lượng phụ gia phế thải Nylon đến từ một số chỉ tiêu cơ học của bê tông nhựa nóng trong phòng thí nghiệm.

Nguồn: mt.gov.vn

 

 

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây